Saturday, April 27, 2024
spot_img
spot_img

Pháp lý bất động sản được tháo gỡ điểm nghẽn do thủ tục

-

Pháp lý bất động sản nghẽn làm ảnh hưởng nguồn cung

Pháp lý bất động sản đang có nhiều điểm nghẽn về thủ tục đã tác động không nhỏ đến nguồn cung bất động sản trong thời gian qua. Theo đại diện Bộ Xây dựng cho biết trong thời gian tới sẽ đẩy nhanh tháo gỡ các pháp lý nghẽn cho thị trường bất động sản.

Hội thảo “Bất động sản Việt Nam, bình thường mới, nhu cầu mới, xu thế mới” được tổ chức vào ngày 06/10/2021 đã có những nhận định về thị trường và cung cấp một sổ thông tin từ Phó cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) ông Nguyễn Mạnh Khởi.

Trong đó, vấn đề pháp lý khiến nhiều dự án đang gặp khó khăn khi đưa nguồn cung ra thị trường và nếu rõ các vấn đề trên cần giải quyết trong thời gian dài, thế nên việc nguồn cung trong thời gian tới vẫn sẽ còn khó khăn.

nguyen-manh-khoi
Ông Nguyễn Mạnh Khởi

Cần thời gian để nhiều dự án giải quyết pháp lý bất động sản

Theo đại diện của Bộ Xây dựng, thị trường bất động sản bị ảnh hưởng khá nặng nề sau 4 đợt dịch Covid-19. Nguồn cung trở nên khan hiếm, giá cả tăng dần do nhiều địa phương phải áp dụng biện pháp giãn cách xã hội đặc biệt gây khó khăn trong việc di chuyển, hàng loạt dự án bị dừng thi công, trong khi đó giá cả vật liệu xây dựng leo thang.

Tuy thực tế khó khăn nhưng 06 tháng đầu năm 2021 thị trường bất động sản vẫn giao dịch khá tốt, vượt qua tổng giao dịch cả năm 2020. Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2021, cả nước có 55.000 giao dịch, trong khi năm 2020 chỉ có 43.000 giao dịch.

Trên thị trường, vẫn có nhiều nhà đầu tư sẵn sàng chi số tiền lớn để mua bất động sản. Vì thế, ông Khởi đánh giá thị trường vẫn đang đón nhận lượng quan tâm rất lớn. Trong 03 năm qua, giá ở một số phân khúc bất động sản vẫn tăng (trừ đất nền tăng không đúng giá trị do đầu cơ và hành vi kích giá từ một số nhóm nhà môi giới).

Trong thời gian tới, về thủ tục pháp lý bất động sản, ông Khởi cho rằng sự chậm trễ của việc lập và ban hành quy hoạch ngành, quy hoạch địa phương, quy hoạch quốc gia sẽ dẫn đến khó khăn phát triển các dự án mới. Việt Nam đang ở trong thời kỳ đầu của quy hoạch nên trong vài năm tới, vấn đề này sẽ vẫn được đặt ra.

Theo ông Khởi, trong những năm qua, có khoảng gần 5.000 dự án bất động sản được triển khai, đã có dự án hoàn thành, nhưng còn hàng nghìn dự án đang triển khai. Nhiều dự án trong số đó đang triển khai hoàn thiện pháp lý bất động sản, có thể kéo dài sang năm 2022 hoặc lâu hơn nữa mới hoàn thành.

Chuẩn bị ban hành nhiều văn bản quan trọng về pháp lý bất động sản

Về vấn đề hoàn thiện pháp lý bất động sản, ông Khởi cho biết Bộ Xây dựng đang cùng với các bộ ngành khác tháo gỡ, như sửa Luật Đầu tư 2020 và Luật Xây dựng.

“Trong năm 2021, có 02 văn bản pháp lý bất động sản sẽ được ban hành. Đó là Nghị định hướng dẫn Luật Kinh doanh Bất động sản và nghị định về hệ thống thông tin thị trường bất động sản. Chúng tôi dự báo 02 văn bản này sẽ tác động rất lớn đến thị trường”, ông Khởi nói.

Về lâu dài, ông Khởi cũng cho biết Quốc hội sẽ sửa Luật Đất đai cho năm 2022. Song song đó, Bộ Xây dựng đang đề xuất chỉnh sửa Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở cho phù hợp với Luật Đất đai mới, phù hợp với chương trình của Quốc hội.

phap-ly-bat-dong-san
Thủ tục pháp lý bất động sản

Ngoài ra, Chính phủ cũng đang chuẩn bị trình Quốc hội thông qua một luật và sửa 10 luật, để tiếp tục tháo gỡ khó khăn về thủ tục pháp lý bất động sản cho các nhà đầu tư và dự án.

Vị đại diện Bộ Xây dựng cho rằng

“Sau khi vấn đề pháp lý được hoàn thiện, chúng tôi dự báo thị trường sẽ phát triển khởi sắc hơn”.

Nói thêm, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV, cho rằng nếu vấn đề pháp lý bất động sản được giải quyết, nguồn cung trên thị trường sẽ tăng nhanh, thị trường bất động sản vốn đang tốt sẽ ngày càng tốt hơn.

Dẫn chứng, ông cho biết trong 9 tháng đầu năm 2021, cho vay nhà ở của hệ thống ngân hàng tăng rất tốt, khoảng 9-10%, dư nợ khoảng 1,2 triệu tỷ đồng. Riêng cho vay kinh doanh đầu tư bất động sản là 700.000 tỷ đồng.

Hết 9 tháng, có khoảng 5.400 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thành lập mới, vẫn tăng bất chấp dịch bệnh. Số này đăng ký vốn khoảng 343.000 tỷ, tạo ra 35.000 việc làm. Trong khi đó, có khoảng 1.000 doanh nghiệp trở lại làm việc.

Tiến sĩ Cấn Văn Lực chia sẻ

“Khi thị trường có những tín hiệu tốt, tôi cho rằng Nhà nước cần rất quan tâm đến giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp”.

Fanpage: bantindiaoc.com.vn

Tin mới

Danh mục thông tin